AVA viet nam

Cách xoay LNB để tối ưu hóa tín hiệu vệ tinh. Nơi mua LNB uy tín chất lượng.

Định nghĩa góc ngẩng, góc phương vị, góc xoay LNB.

Góc phương vị là góc nằm ngang (tính từ phía bắc của đường kinh tuyến từ theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng đã cho), được tạo bởi đường tâm của búp sóng chính với phương Bắc của trái đất theo chiều kim đồng hồ, có giá trị từ 0 đến < 360 độ.

Góc phương vị là một thông số quan trọng khi lắp đặt chảo vệ tinh; theo đó nhân viên lắp đặt phải dựa vào la bàn để xác định lắp đặt thế nào cho đúng. Ví dụ đối với việc xác định góc phương vị để lắp đặt chảo của THAV, cần hướng chảo về phía Tây Nam (208 – 310 độ) sau đó đi chuyển chảo sang trái sang phải để dò tín hiệu THAV từ vệ tinh NSS6.

Góc ngẩng là góc giữa hướng của chảo thu so với mặt phẳng nằm ngang. Góc ngẩng của chảo AVG cần cao hơn so với góc ngẩng của chảo vệ tinh thu tín hiệu từ vệ tinh Vinasat.

Tại sao phải xoay LNB để tối ưu hóa tín hiệu vệ tinh.

Góc phân cực (Góc xoay) là vị trí lắp đặt LNB (bộ giảm nhiễu). Góc xoay nhìn vào mặt chảo thu, xoay LNB về bên phải theo chiều kim đồng hồ, mỗi vạch trên LNB góc 5 độ. Lắp đặt LNB không đúng góc xoay sẽ gây ra hiện tượng thiếu kênh.

Vậy LNB là gì?

LNB là viết tắt của Low noise block downconverter: là bộ chuyển đổi tần số sóng vệ tinh từ cao xuống thấp hơn IF (trung tần 950 – 2150MHz ), có tần số dao động nội LO (Local Oscilator Frequency ) riêng. Đồng thời khuếch đại nhiễu thấp tín hiệu trung tần để chuyền đi trong cáp đồng trục 75Ω.

LNB được đặt tại điểm hội tụ sóng của chảo. Hay nói cách khách đây là bộ thu tín hiểu sóng vệ tinh và chuyển đổi nó thành sóng trung tần IF (intermediate Frequency) đểchuyền đi trong cáp đồng trục tới đầu thu giải mã sóng vệ tinh.

Cấu tạo của LNB

LNB gồm có phần ống dẫn sóng, kim thu(1-2 kim), thanh chống nhiễu, mạch chuyển đổi trung tần và khuếch đại nhiễu thấp, và ống dẫn sóng trung tần đầu ra (output).

Kim thu: là thanh kim loại dài khoảng 2cm được đặt bên trong ống dẫn sóng. Tùy thuộc vào loại LNB có số kim thu khác nhau thường là 2 kim thu hoặc một kim thu. Nếu có hai kim thu trong một LNB tương đương với một kim cho cực H (18v) và một kim cho cực V(13v), chúng được đặt vuông góc với nhau.

Trong phân cực H khi nó hoạt động có nghĩa đầu thu đang cấp cho LNB một nguồn 18v được truyền trong dây cáp đồng trục. Cực V hoạt động thì đầu thu phải cấp nguồn 13v . Trong một thời điểm LNB chỉ hoạt động ở một phân cực nhất định.

Thanh chống nhiễu: Là thanh kim loại được gắn ở bên trong ống dẫn sống và sau kim thu.

Ống dẫn sóng: làm bằng kim loại thường là ống có hình tròn, đây cũng là nơi hội tụ sóng. Có rất nhiều loại ống dẫn sóng khác nhau tùy thuộc vào loại LNB. Một số loại ống dẫn sóng:

Mạch chuyển đổi trung tần và khuếch đại nhiễu thấp tín hiệu IF.

Ống dẫn sóng trung tần đầu ra:

Tùy thuộc vào loại LNB có số lược đầu ống dẫn sóng đầu ra khác nhau, một LNB có thể có nhiều ống dẫn sóng trung tần qua cáp đồng trục. cũng có loại LNB có các ống dẫn sóng trung tần đầu ra dành riêng cho từng phân cực của LNB.

Mua LNB, LNB K+ giá rẻ, đảm bảo chất lượng tại AVA

Hãy đến với địa chỉ cung cấp các LNB và linh kiện truyền hình cáp có liên quan tại công ty AVA. Địa chỉ cung cấp các loại LNB như: LNB C Band Infosat M1, LNB C Band Infosat M2, LNB Ku Band Infosat K03, Norsat 3120 C-Band PLL ,... Thiết bị được nhập khẩu bởi AVA cam kết chất lượng hàng hoá, đảm bảo hàng chính hãng, hàng mới 100% có đầy đủ CO, CQ từ nhà sản xuất.